Bảo Quản Cho Câu Lạc Bộ
-
CƠ:
– Luôn để trong giá cơ.
– Để cơ bida nơi thoáng mát, không bị ẩm hoặc quá nóng làm cơ dễ bị cong.
-
ĐẦU CƠ:
– Tránh xa nơi ẩm ướt. Không sử dụng đầu cơ quá mòn dễ làm mẻ bi.
– Đầu cơ mới phải chà nhám để tạo độ bám cho lơ.
*Cách dán đầu cơ:
– Chà nhám đầu cơ và ngọn cơ.
– Bôi keo đầy đủ hai mặt tiếp xúc rồi để khô 15 phút.
– Đặt đầu cơ vào ngọn cơ, sau đó dùng vật cứng gõ mạnh vào đầu cơ.
– Chà nhám bề mặt đầu cơ, thoa lơ và giữ cơ trong giá cơ.
– Sử dụng sau 03h sau khi dán.
-
BỘT THOA TAY:
– Hạn chế sử dụng, nên sử dụng bao tay để tránh bụi bậm và hư tổn đến vải mặt bàn.
-
MẶT ĐÁ:
– Không nằm, ngồi hay để vật nặng lên bàn.
– Khi bàn nghiêng nên cân chỉnh kịp thời bằng thuớc chuyên dụng.
-
BĂNG CAO SU:
– Giữ băng su bida luôn khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng băng.
– Không ngồi đè, tỳ tay, để vật nặng lên hoặc dễ cháy lên băng cao su và thành băng
– Thay băng định kỳ từ 1,5năm – 2năm.
-
VẢI MẶT VÀ VẢI BĂNG:
– Thay mới sau khi sử dụng từ 80-90 ngày.
– Dùng máy hút bụi hoặc bàn chải bàn để vệ sinh vải mặt bàn và vài băng.
– Giữ vải mặt luôn khô ráo, tránh ẫm ướt. Không sử dụng khăn ướt đẻ lau vải bàn.
-
DẦU LAU BI:
– Rửa bi thật sạch, thoa dầu đều theo bi. Lau bi bằng khăn lông khô, rồi lau lại bằng khăn lông sạch. Nên sử dụng máy lau bi chuyên nghiệp.
*CHÚ Ý: Luôn bảo dưỡng định kỳ (thay thế vải từ 80-90ngày/lần) để nhân viên kỹ thuật có thể kiểm tra, thông báo kịp thời những hư hỏng của bàn (nếu có) để đảm bảo bàn luôn hoạt động tốt. Không tự tiện thay đổi kết cấu kỹ thuật hoặc bất cứ sự hướng dẫn nào của những người không chuyên, làm bàn hư hỏng không sử dụng được.